Kiểu nhà nước Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Marx Lenin

Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào. Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Khác với hình thức nhà nước, kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác đó là hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị. Hình thức nhà nước bị quy định bởi bản chất giai cấp của nhà nước, bởi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bởi cơ cấu giai cấp - xã hội, bởi đặc điểm truyền thống chính trị của đất nước...

Tương ứng với ba chế độ xã hội có đối kháng giai cấp trong lịch sử là hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế-xã hội phong kiến và hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa là ba kiểu nhà nước: nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiếnnhà nước tư sản. Tùy theo tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi quốc gia mà mỗi kiểu nhà nước được tổ chức theo những hình thức nhất định. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất "giai cấp vô sản", nhưng lại là một kiểu nhà nước đặc biệt.

Nhà nước Chiếm hữu nô lệ

Nhà nước chiếm hữu nô lệ bảo đảm quyền sở hữu của nô lệ cho chủ nô

Nhà nước chiếm hữu nô lệ hay còn gọi là nhà nước chủ nô là hình thức nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người và được coi là được coi là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô trong xã hội. Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy (sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc...). Các nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên xuất hiện khoảng 4000 - 5000 năm trước công nguyên ở châu ÁBắc Phi (Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập...) và ở châu Âu (Hy Lạp, La Mã)...

Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô chính là quan hệ sản xuất được đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ. Chủ nô là người sở hữu toàn bộ đất đai, tư liệu sản xuất cộng với cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, chủ nô có toàn quyền bóc lột nô lệ, nô lệ phải hoàn toàn phục tùng chủ nô, và trở thành những công cụ biết nói.

Về tổ chức nhà nước, đây là nhà nước của giai cấp chủ nô thời cổ đại mà tiêu biểu là các hình thức lịch sử nhà nước chủ nô ở Hy Lạp và La Mã cổ đại như chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Các hình thức này chỉ khác nhau về cách thức và cơ chế hoạt động của tổ chức bộ máy nhà nước, còn bản chất của chúng đều là nhà nước của giai cấp chủ nô, nhằm thực hiện sự chuyên chính đối với nô lệ.

Bấy giờ người ta đã phân biệt chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa, chính thể quý tộc và chính thể dân chủ. Chính thể quân chủ, tức là chính quyền của một người, trong chính thể cộng hòa thì không một quyền lực nào là không phải do bầu cử mà có, chính thể quý tộc tức là chính quyền của một thiểu số tương đối nhỏ hẹp, chính thể dân chủ tức là chính quyền của nhân dân…. Tất cả sự phân biệt ấy đã xuất hiện trong thời đại chế độ nô lệ. Mặc dù có sự khác nhau như thế, nhưng nhà nước trong thời đại chế độ nô lệ, dù là quân chủ hay cộng hòa, quý tộc hay cộng hòa dân chủ đều là nhà nước chủ nô

– VI.Lê-nin[21]

Nhà nước Phong kiến

Đây là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến. Tiền đề hình thành nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản chủ yếu là ruộng đất và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân (chế độ , địa tô, sưu dịch...) về cơ sở xã hội, tồn tại hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, cùng nhiều tầng lớp khác nhau nhưng lực lượng sản xuất chính chính là nông dân (nông dân, tá điền, nông nô) và đây là một xã hội có kinh tế chủ đạo là tự cung tự cấp.

Nhà nước phong kiến cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói chung, ở phương Tây, hình thức quân chủ phân quyền là hình thức nhà nước khá phổ biến. Quyền lực nhà nước được chia thành quyền lực độc lập, địa phương phân tán. Mỗi lãnh chúa phong kiến (hay chúa đất phong kiến) là một ông vua trên lãnh thổ của mình. Mối liên hệ thực sự giữa các chúa phong kiến châu Âu chủ yếu được thiết lập bằng các hình thức liên minh của các nhà nước cát cứ, trong đó Thiên Chúa giáo trở thành mối quan hệ tinh thần thiêng liêng giữa các tiểu vương quốc phong kiến. Nhưng sau đó nhà nước này dần dần chuyển biến từ phân quyền đến tập quyền chuyên chế, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.

Nhà nước phong kiến chuyên chế - một biểu tượng cho sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến

phương Đông (tiêu biểu là Trung QuốcẤn Độ, Ba Tư), hình thức quân chủ tập quyền (quân chủ chuyên chế tập quyền) là hình thức nhà nước phổ biến dựa trên chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Trong nhà nước này, quyền lực của vua được tăng cường rất mạnh, hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là pháp luật. Hình thức này còn được tìm thấy ở các nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, nhà nước phong kiến cũng chỉ là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc, là cơ quan bảo vệ những đặc quyền phong kiến, là công cụ của giai cấp địa chủ phong kiến dùng để áp bức, thống trị nông nô.

Về mặt từ nguyên, phong kiến là từ ghép của phong tước và kiến địa hay phong hầu và kiến ấp. Các vua chúa thời kỳ này thường phong tước cho những người thân thích, đồng thời chia (ban thưởng) đất đai cho những người này để hình thành các nước chư hầu. Việc phân phong đất đai ở châu Á chủ yếu lại diễn ra ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ, với điển hình là thời kỳ Xuân ThuTrung Quốc. Vua nhà Chu phân đất cho các con em trong họ và các quan lại, hình thành nên hơn 100 nước chư hầu và đó là mầm mống loạn lạc trong những thời kỳ sau này. Nhà nước phong kiến thường lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình (như các học thuyết thiên mệnh, học thuyết của Thiên Chúa giáo, Bà La Môn...

Nhà nước Tư sản

Mô hình biếm họa về nhà nước Tư sản

Nhà nước tư sản cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng nói chung, chỉ có hai hình thức cơ bản nhất là hình thức cộng hoà và hình thức quân chủ lập hiến. Hình thức cộng hoà lại được tổ chức dưới những hình thức khác nhau như Cộng hoà Đại nghị, Cộng hoà Tổng thống, Cộng hòa hỗn hợp (hay cộng hòa lưỡng tính) trong đó hình thức cộng hoà Đại nghị là hình thức điển hình và phổ biến nhất. Trong thực tế, nhằm thích ứng với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, các hình thức cụ thể của nhà nước tư sản hiện đại lại có sự khác nhau khá lớn, về chế độ bầu cử, chế độ tổ chức một viện hay hai viện, về nhiệm kỳ tổng thống, về sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nội các.

Hình thức của nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổi bản chất của nó - đó là công cụ của giai cấp tư sản dùng để áp bức thống trị giai cấp vô sản và quần chúng lao động để bảo vệ lợi ích và quyền thống trị của giai cấp tư sản. V.I.Lênin đã phát biểu rằng:

Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một: chung quy lại thì tất cả những nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản
— V.I.Lênin[22]

Tuy nhiên có thể thấy trước khi có nền dân chủ vô sản thì nền dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản là nấc thang khá quan trọng trong sự tiến hóa của nền dân chủ trong lịch sử. Sự ra đời chế độ dân chủ tư sản là một bước tiến về chất trong sự phát triển của nhà nước. Ở đó, nó đã kết tinh được những giá trị dân chủ được sáng tạo ra trong thời kỳ trước khi giai cấp công nhân cầm quyền, đồng thời thể hiện được những nhân tố mang tính nhân loại, mang tính nhân dân chứa đựng trong một số chuẩn mực dân chủ đang được thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa.

Sự phát triển hợp quy luật của các giá trị đó là những nhân tố nội tại dẫn tới phủ định chủ nghĩa tư bản. Nền dân chủ vô sản với tư cách là nền dân chủ cao về chất so với dân chủ tư sản cũng chỉ ra đời một khi biết kế thừa, phát triển toàn bộ những giá trị dân chủ mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử, đặc biệt là những giá trị dân chủ đạt được trong chủ nghĩa tư bản.

Chuyên chính vô sản

Bài chi tiết: Chuyên chính vô sản

Chuyên chính vô sản là một giai đoạn cách mạng quan trọng để giành chính quyền tư sản về tay những người vô sản. C.Mác khẳng định rằng:

Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản
— C.Mác[23][24]
C.Mác, người khẳng định việc xây dựng nhà nước vô sản phải bằng một cuộc cách mạng

Theo lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lê nin thì giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông đảo về phía mình, ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân. Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở chỗ chức năng cơ bản nhất, chủ yếu nhất của nó không phải là chức năng bạo lực mà là chức năng tổ chức xây dựng kinh tế – xã hội.

Khi đề cập tới vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực mà mặt cơ bản của nó là tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Cũng vì những tính chất đặc biệt như vậy của nhà nước vô sản mà những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định rằng nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử, đó là nhà nước không còn nguyên nghĩa, là nhà nước nửa nhà nước. Sau khi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ không còn. Sự mất đi của nhà nước tư sản không phải bằng con đường thủ tiêu, xóa bỏ mà bằng con đường tự tiêu vong. Sự tiêu vong của nhà nước tư sản được dự báo là một quá trình rất lâu dài.

Và cũng do vậy, chuyên chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân với quần chúng lao động không vô sản. Nhà nước vô sản do vậy phải là chính quyền của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cũng do đó, chế độ dân chủ vô sản là chế độ dân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở.

Nhà nước vô sản

Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin thì Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người.

Sự tồn tại của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ này được cho là tất yếu vì trong thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế - xã hội của mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản còn thể hiện ở cơ sở quyền lực của nhà nước - đó là nền tảng liên minh công - nông làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp những người lao động khác trong xã hội. Để thực hiện sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ, cộng tác, liên minh, vững chắc và ngày càng củng cố với những người lao động khác.

Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và mở rộng không ngừng dân chủ. Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v..[25] là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước vô sản. Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình, mà còn có vai trò lịch sử toàn thế giới.